ỦY BAN NHÂN DÂN TP BẾNTRE
TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
Số: /KH-MN
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Tân, ngày 04 tháng 11 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
Xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” năm học 2024-2025,
tầm nhìn đến năm 2025
Căn
cứ Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy
tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên;
Căn cứ Kế hoạch số 56/PH-MN, ngày 26 tháng 9 năm 2024 về
Phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 của Trường Mầm non Hoa Phượng;
Căn cứ tình hình thực tế, Trường Mầm non Hoa Phượng xây
dựng “Kế hoạch Trường Mầm non hạnh
phúc” năm học 2024-2025 với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
- Giúp trẻ hứng thú, có niềm
vui trong học tập, không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu. Giáo viên định hướng
để trẻ được làm những gì mình yêu thích, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản
trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CBGVNV
và trẻ, hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc” cung cấp và đáp ứng
các nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, và là nơi tạo ra hạnh phúc
góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc để có thể tăng trưởng và phát triển bền
vững trong nhà trường.
- Tạo điều kiện phát triển
toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, nghị lực. Xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện; ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu
chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CBGV- NV và trẻ hoặc các hành vi làm tổn thương
đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ CB,GV, NV và trẻ trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên
nhận thức được sứ mệnh của người thầy, luôn luôn tự học, tìm tòi, sáng tạo, đặc
biệt chú ý đến “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức giáo viên vì một
trường học hạnh phúc". Vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ được tôn trọng và an toàn cả về thể chất lẫn tinh
thần; trẻ được đối xử công bằng và được tham gia tất cả các hoạt động học tập,
vui chơi sinh hoạt, được hiểu và được có giá trị.
- Giúp công đoàn
nhà trường chủ động trong tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học hạnh
phúc” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung xây dựng trường
học hạnh phúc
Có 3 tiêu chí quan trọng, có
tính cốt lõi để xây dựng trường học hạnh phúc là: Yêu thương, an toàn và tôn
trọng.
1.1. Yêu thương
- Thứ nhất là sự quan tâm. Cô
giáo quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến nhau.
- Thứ hai là chia sẻ. Mỗi
người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra
một sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau.
- Thứ ba là sự tin tưởng lẫn
nhau. CBGV-NV tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng trẻ và ngược lại. Hoài nghi, đố
kỵ sẽ không hạnh phúc được.
- Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ
về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ
tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc.
- Thứ năm là sự bao dung.
Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao
dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng.
1.2. An toàn
- Trường học phải an toàn về
thể chất và tinh thần. Giáo viên và trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm
về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường cũng như là về nhà.
- Nhà trường không có bạo lực
học đường.
1.3. Tôn trọng
- Cần tôn trọng sự khác biệt
bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng
sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, không đem giá trị của một vài cá nhân,
áp đặt cho cái chung.
- Tôn trọng sự khác biệt để phát huy sáng tạo
và đổi mới.
2. Một
số nội dung cụ thể và chỉ tiêu “Xây dựng trường học hạnh phúc”
2.1. Tiêu chí 1: Về môi
trường nhà trường
a. Nội dung
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. CBGV - NV khi
học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức tuyệt đối
không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử,
phổ biến đến toàn thể CBGV- NV; phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các chuyên
đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập, làm
việc ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong nhà trường đều được yêu thương,
được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn.
- CBGV- NV thường xuyên sử
dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. Chú trọng phát huy
vai trò của công tác tư vấn học đường.
- Phối hợp với cơ quan chức
năng, Trung tâm y tế tăng cường kiểm tra công tác bán trú trong nhà trường đảm
bảo dinh dưỡng tốt cho học sinh.
- Phối hợp với cha mẹ trẻ tăng
cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng
khung cảnh sư phạm thêm sáng - thoáng- xanh- sạch - đẹp, thân thiện và cởi mở.
- Tạo cơ hội để mỗi trẻ và mỗi
cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại,
không ai bị lãng quên; tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ.
- Phối kết hợp với Công đoàn
và Ban thanh tra nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
b. Phấn đấu
- Không có hiện tượng bắt nạt,
bạo lực học đường.
- 100% Phụ huynh trẻ thực hiện
tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật
- 100% trẻ tham gia các hoạt
động nhằm phát triển năng lực cá nhân
- 4/4 nhóm, lớp xây dựng môi
trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích. Trường
đạt các tiêu chuẩn trường Xanh, sạch, đẹp, an toàn vào cuối năm học 2024- 2025.
- 100% CBGV - NV và trẻ được
khám sức khỏe định kì theo quy định.
- 100% trẻ đều thích
được đến lớp, thích được đi học.
2.2. Tiêu chí
2: Dạy học và hoạt động giáo dục
a. Nội dung
- Trong mọi hoạt động giáo dục
CB, GV, NV phải làm gương cho trẻ và chú trọng phương pháp giáo dục bằng hình
thức nêu gương.
- Thực hiện phân công nhiệm vụ
cho trẻ và CBGV- NV một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả
năng của từng trẻ.
- Mọi hoạt động liên quan đến
dạy và học, đến công tác quản lý đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu
và đối thoại tích cực.
- Thay đổi, sáng tạo nội dung
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; động viên, khuyến khích
giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm để
giáo viên có nhiều kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ tham gia vào
các hoạt động.
- Phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý,
thể chất, hoàn cảnh của mỗi trẻ.
- Tạo nhiều cơ hội cho học
sinh và CBGV- NV được phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện
quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Tạo điều kiện tốt nhất để
CBGV - NV và trẻ có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị
bản thân. Tổ chức các cuộc thi trong GV và trẻ để tạo sân chơi và cơ hội ghi
nhận những năng lực đó như: Hội thi trang trí lớp, hội thi Bé khéo tay, thi Bé
dinh dưỡng và an toàn giao thông…
- Tổ chức các hoạt động rèn kỹ
năng sống để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi
dưỡng cảm xúc tích cực. Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và với các trường bạn..
- CBGV- NV tự chăm sóc bản
thân về sức khỏe tâm lý và thể chất, tự trang bị cho mình và thực hành được các
giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi
trường giáo dục.
b. Phấn đấu
- 4/4
nhóm, lớp đạt chỉ tiêu về xếp loại hai mặt giáo dục theo đăng ký đầu năm
- 100% lớp có phong trào học
tập tốt: giờ học tốt v.v.
- Những trẻ chưa ngoan
được đánh giá tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
- 100% trẻ được tham gia các
hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động tại
nhóm, lớp.
- Trẻ tích cực tham gia đủ các
hội thi do nhà trường, ngành tổ chức
- Có 100 CBGV ứng dụng có hiệu
quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí
2.3. Tiêu chí
3: Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
a. Nội dung
- CBGV- NV làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ,
trong tương tác, giao tiếp và đối thoại.
- Quản lý cảm xúc tiêu cực
trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với trẻ, cha mẹ trẻ và CBGV-
NV.
- Trẻ và CBGV- NV hợp tác,
chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao.
- Chia sẻ, động viên, hỗ trợ
và giúp đỡ trẻ và GV- NV có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm
hỏi v.v. Quan tâm đến đời sống tinh thần, thấu hiểu tâm tư
nguyện vọng của CBGV- NV, cùng nhau chia sẻ vui buồn để cùng nhau xây dựng một
ngôi trường hạnh phúc.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ
năng làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
- Phối hợp và hợp tác hiệu quả
với cha mẹ trẻ, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác
giáo dục trẻ
b. Phấn đấu
- 100% giáo viên, nhân viên
và học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ.
- Không có học sinh bị phân
biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.
- Không có CB GV- NV vi phạm
đạo đức nhà giáo.
- Không có phản hồi tiêu cực
từ phía cha mẹ trẻ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình,
ảnh hưởng đến uy tín giáo dục của nhà trường và thầy cô giáo.
- Đảm bảo đoàn kết nội bộ,
không có trường hợp CBGV- NV hay cha mẹ trẻ bức xúc, căng thẳng dẫn đến đơn thư
khiếu kiện.
III. BIỆN PHÁP
- Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng Trường học
hạnh phúc.
+ Giúp cho CBGV- NV có nhận thức
đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà
ở đó trẻ và CBGV- NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu
và được có giá trị; phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh.
+ Công đoàn nhà trường chủ
động phối hợp với chuyên môn và các đoàn thể
khác trong nhà trường thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
mỗi CBGV- NV và học sinh trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn, thân
thiện trong môi trường giáo dục.
+ Tiếp tục tuyên truyền, vận
động CBGV- NV nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước,
các quy định của ngành, bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
+ Tổ chức quán triệt lại
đối với CBGV-NV các quy định của Nhà nước, của ngành về đạo đức nhà giáo, về
xây dựng trường học thân thiện, an toàn, các tiêu chí của trường học hạnh phúc.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề
về đạo đức nhà giáo, về trường học thân thiện, hạnh phúc trong sinh hoạt chuyên
môn của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt Công đoàn nhà trường hàng tháng.
- Tổ chức tọa đàm trong giáo
viên và cha mẹ trẻ về trường học hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, có mối
quan hệ tích cực và sáng tạo;
- Tiếp tục triển khai có hiệu
quả cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức tự học và
sáng tạo” ; “ Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”’
; “ Xây dựng trương học Xanh - sạch -
Năng động - Sáng tạo” và thực hiện phong trào thi đua: “Đồng Khởi mới”
- Hỗ trợ CBGV- NV nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm ý
thức đạo đức nghề nghiệp, giáo dục học sinh
để thầy cô và học sinh biết lắng nghe, thấu hiểu, biết tôn trọng và được an
toàn, biết chia sẻ, được ghi nhận và yêu thương.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm,
hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình
huống sư phạm.
+ Tổ chức đối thoại, giải đáp,
chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với CBGV, cha mẹ trẻ trên
cổng thông tin điện tử của trường.
+ Xây dựng các tư liệu về tình
huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về truyền thống Tôn sư trọng đạo, văn
hóa ứng xử, kỹ năng sống,…
- Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng
các cá nhân và tập thể điển hình về việc xây dựng môi trường sư phạm, những tấm
gương nhà giáo tận tụy , mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu,
học tập và sáng tạo để lan tỏa trong toàn
trường, trong địa phương và tới cộng đồng xã hội
+ Tiếp tục tham gia phong trào
viết về tấm gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến, lựa chọn những
tấm gương của nhà trường để tôn vinh, tuyên dương .
+ Động viên, khen thưởng kịp
thời các tập thể lớp, tổ chuyên môn, các cá nhân CBGV- NV có thành tích trong
phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, trong việc triển khai thực hiện chủ
đề và nhiệm vụ năm học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng Trường học hạnh phúc năm học 2024-2025 gồm các thành phần Ban lãnh đạo
trường; Ban chấp hành Công đoàn, giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch dựa trên
các tiêu chí Trường học hạnh phúc, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện.
- Triển khai kế hoạch và tiêu
chí xây dựng trường học hạnh phúc đến 100% CBGV- NV và PHHS thông qua buổi họp và trên các nhóm Zalo. Tổ chức tuyên
truyền kế hoạch thông qua bảng tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh nhằm tranh thủ
sự hỗ trợ, hợp tác của phụ huynh cùng thực hiện đạt kế hoạch đề ra.
- Các tổ chuyên môn xây dựng
nội dung sinh hoạt chuyên đề có lồng ghép nội dung xây dựng trường học hạnh
phúc. Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu và rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Giáo viên đối chiếu các tiêu
chí trường học hạnh phúc để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của lớp,
của cá nhân và tổ chức thực hiện.
- Nhân viên tự xây dựng các
tiêu chí làm việc phù hợp với nhiệm vụ, công việc và hoàn cảnh làm việc, chủ
động tổ chức thực hiện.
- Công đoàn bám sát các tiêu
chí, cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại lớp học hạnh phúc, tổ
chức thực hiện và tổng kết thi đua.
Trên đây là kế hoạch xây dựng “Trường mầm
non hạnh phúc” năm học 2024-2025 tầm nhìn đến năm 2025 của Trường
Mầm non Hoa Phượng./.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT (báo cáo);
- Ban chỉ đạo, CBGV-NV( để t/h);
- Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Tuyết Trinh
|