Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 14
  • Trong tuần: 56
  • Tất cả: 9,234
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM 2022-2023

PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ BẾN TRE

TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:     /KH-MN

     Phú Tân, ngày 01 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Năm học: 2022 - 2023

 

 

 


Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 giữa Bộ Giáo Dục & ĐT và Bộ y tế quy định về đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học;

Căn cứ vào Phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023, trường Mầm Non Hoa Phượng xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học năm học 2022 -2023 với nội dung như sau:

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

a) Mụch đích:

Nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, giúp trẻ em phát triển về thể chất và tinh thần.

b) Yêu cầu:

Đảm bảo 100% trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt trong môi trường trường học.

Đảm bảo trẻ suy dinh dưỡng được xóa theo chỉ tiêu và tỉ lệ thừa cân có giảm dần.

Vệ sinh môi trường và vệ sinh đồ dùng được đảm bảo sạch sẽ.

Đảm bảo an toàn cho trẻ 100% trong các hoạt động.

I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1.Tình hình chung:

- Tổng số trẻ: 122

+ Khối Nhà Trẻ: 18. Khối Mầm: 30. Khối Chồi: 36. Khối Lá: 38

- Tổng số CBGV-NV :  14.

2. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT TP Bến Tre, trạm y tế phường Phú Tân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Cơ sở trường, lớp khá khang trang, thoáng mát.

- Đội ngũ CBGV-NV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc trẻ.

- Được sự quan tâm của cha mẹ học sinh.

3. Khó khăn:  

- Trường không có nhân viên y tế

- Không có phòng y tế riêng, công tác y tế gặp nhiều khó khăn.

III.NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học sinh:

- Tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường về công tác y tế trường học. Tập huấn các nội dung về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để giáo viên lồng ghép vào trong tiết dạy.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về một số bệnh phổ biến để phụ huynh kịp thời nắm bắt và có biện pháp chủ động phòng ngừa. Nội dung được đăng trên bảng tuyên truyền của lớp và bảng tin của trường.

*Biện pháp:

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe trẻ

- Thực hiện tốt bảng tuyên truyền với phụ huynh ở từng nhóm, lớp. Nội dung phong phú, hình ảnh phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ.

- Tuyên truyền đến PHHS về các bệnh theo thời tiết, cách chăm sóc sức khỏe trẻ khi ở nhà.

2. Quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh:

- Theo dõi sức khỏe trẻ 3 lần/năm cho 100% trẻ, có sổ ghi chép đầy đủ.

- Cân đo hàng tháng những trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng để có biện pháp chăm sóc trẻ.

- Có 100% CBGV-NV được khám sức khỏe định kỳ vào đầu năm học.

- Có kế hoạch chăm sóc theo dõi trẻ bệnh sau khám sức khỏe định kỳ.

- Có sổ cập nhật hàng ngày trẻ ốm trên lớp.

* Biện pháp:

- Liên hệ trạm y tế Phường Phú Tân, tổ chức khám sức khỏe cho cho trẻ theo quy định. Thông báo cho phụ huynh  biết ngày khám để đưa trẻ đi học đầy đủ và có kế hoạch khám vét cho những trẻ nghỉ học. Bảo đảm 100% trẻ được khám sức khỏe.

- Thông báo kết quả khám sức khỏe và số trẻ bị bệnh cho phụ huynh để phối hợp chăm sóc trẻ tốt.

- Lập sổ theo dõi trẻ bệnh để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

3.Phòng chống các loại bệnh:

- Thực hiện tốt lịch vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông về tình hình một số dịch bệnh phổ biến xảy ra ở địa phương

* Biện pháp:

- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện vệ sinh ở các bộ phận.

- Thứ bảy hàng tuần vệ sinh sàn nhà, đồ dùng đồ chơi bằng clomin B.

- Tuyên truyền các bệnh phổ biến cho phụ huynh kịp thời để có kế hoạch chủ động phòng ngừa. Giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm để thông tin, báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm xảy ra trong trường với các cấp thẩm quyền để cùng nhau phối hợp xử lý tốt.

- Phối hợp với các cơ sở y tế và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời.

4. Đảm bảo an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ:

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ 100% về thể chất và tinh thần trong các họat động.

- Quan tâm chăm sóc trẻ mọi lúc mọi nơi, giáo viên không làm việc riêng không bỏ lớp.

- Trường không để trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích nặng phải nằm viện.

- Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

- Hệ thống điện trong các phòng học đảm bảo an toàn, ổ cắm điện được gắn cố định và xa tầm với trẻ.

- Các vật sắc, nhọn để đúng nơi quy định, trẻ không với tới.

- Đồ chơi ngoài trời thường xuyên kiểm tra, tu sữa, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi.

* Biện pháp:

- Thành lập ban chỉ đạo công tác y tế trường học.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện, nội quy, quy chế nuôi dạy trẻ, ở các bộ phận, các phương tiện phòng cháy chữa cháy. Hệ thống điện, ga, bàn, ghế kịp thời có kế hoạch sửa chữa.

- Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản về sơ cứu ban đầu khi bị thương tích.

5. Vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Có 100% CBGV-NV được tập huấn kiến thức về VSATTP.

- Trường ký kết hợp đồng mua suất ăn cho trẻ phù hợp với khầu vị của trẻ, đảm bảo chất dinh dưỡng trong ngày cho trẻ.

- Tuyên truyền với phụ huynh không mua hàng rong cho trẻ và mang thức ăn từ bên ngoài vào.

* Biện pháp:

- Tăng cường công tác kiểm tra trong các khâu: Tiếp nhận suất ăn và tổ chức các bữa ăn cho trẻ trong trường.

- Thực hiện tốt việc ký hợp đồng mua suất ăn an toàn.

- Tất cả CBGV-NV trong trường tham gia và thực hiện tốt tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    6.Vệ sinh môi trường:

- Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, nhóm lớp.

- Vệ sinh đồ dùng đồ chơi các nhóm lớp

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, lịch vệ sinh môi trường theo lịch phân công.

- Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Phối hợp công ty vệ sinh đổ rác hàng ngày.

- Có 100% thùng rác trong nhà trường đều có nắp đậy và xử lý rác theo quy định. Thường xuyên khai thông cống rảnh để đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đảm bảo đủ số lượng nhà vệ sinh, bồn tiêu, tiểu và bồn rửa tay cho trẻ.

* Biện pháp:

- Vệ sinh phòng nhóm, dụng cụ đồ dùng cá nhân của trẻ hàng tuần.

- Trang bị đầy đủ dụng cụ phòng vệ sinh.

- Bố trí đồ dùng sinh hoạt tại các nhóm lớp đầy đủ. Trang bị bàn ghế đúng theo quy cách phù hợp từng lứa tuổi. Phối hợp giáo viên giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế.

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các nội quy về vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh.

- Kịp thời nắm bắt dịch bệnh xảy ra trên địa bàn để tuyên truyền và phòng ngừa.

- Tổ chức tổng vệ sinh hằng tuần khử phòng nhóm bằng dung dịch cloramin B, khai thông cống rảnh, tăng cường cây xanh trong nhà trường.

- Thường xuyên giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không bức lá, hái hoa. Dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi gọn gàng, ngăn nắp.

- Trang bị đầy đủ các đồ dùng trong nhà vệ sinh, xà phòng, bàn chảy, tải lau…

- Luôn giữ nhà vệ sinh khô ráo sạch sẽ. Thực hiện tốt lịch vệ sinh theo quy định

7. Chương trình nha học đường:

- Tiếp tục việc thực hiện giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ được lồng ghép trong các hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi.

* Biện pháp:

- Trang bị kem, bàn chảy đánh răng, đủ số lượng trẻ từng nhóm lớp phù hợp với trẻ

- Giáo viên hướng dẫn trẻ chảy răng đúng cách, súc miệng, chảy răng sau khi ăn.

- Tuyên truyền giáo dục trẻ về cách phòng ngừa, tác hại của bệnh sâu răng qua các tài liệu, hình ảnh. Bàn chảy được thay 3 tháng 1 lần.

- Dự giờ các nhóm về việc lồng ghép vệ sinh răng miệng vào các hoạt động

IV. KINH PHÍ

  • -Tổng kinh phí: 2.000.000đ
  • -Chi thuốc trang thiết bị y tế: 1.000.000đ/năm.
  • -Chi công tác tuyên truyền, tài liệu…: 1.000.000đ/năm
  • -Nguồn chi: Trích từ quỹ cha mẹ trẻ em.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai kế hoạch cho toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong họp hội đồng của trừơng.

2. Thành lập ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong ban thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng kế hoạch liên tịch giữa nhà trường với Trạm y tế Phường 7 trong thực hiện chăm sóc và quản lý sức khỏe học sinh.

4. Theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên qua các hoạt động hằng ngày và qua hồ sơ sổ sách. Giáo viên và hiệu trưởng theo dõi sức khỏe trẻ qua cân đo định kỳ, đồng thời phối hợp với phụ huynh để có biện pháp chăm sóc trẻ đăc biệt trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.

5. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào do ngành giáo dục, y tế và các ban ngành phát động.

LỊCH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ HÀNG THÁNG

Tháng/năm

Nội dung công việc

Tổ chức thực hiện

Ghi chú

09/2022

- Tổng vệ sinh môi trường

- Bổ sung thuốc và dụng cụ y tế vào tủ thuốc.

- Xây dựng kế hoạch công tác y tế trong năm học

- Nhắc nhở nhân viên vệ sinh trường, lớp; Các điều kiện đảm bảo an toàn HS.

- Bảo quản các dụng cụ về y tế

- Lên kế hoạch khám sức khỏe HS và toàn thể CBGVNV trong trường vào đầu năm học

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- KT VS môi trường

- Làm đề nghị mua các loại thuốc thiết yếu.

-Thực hiện kế hoạch đề ra

 

- KT vệ sinh trường, lớp; Các điều kiện đảm bảo an toàn HS.

 

- Thường xuyên KT các dụng cụ về y tế

- Phối hợp giáo viên, trung tâm y tế thành phố, trạm y tế phường Phú Tân thực hiện kế hoạch

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

10/2022

- Theo dõi việc giao nhận thực phẩm có đảm bảo an toàn VSTP không

- Theo dõi việc lưu mẫu thức ăn.

- Tuyên truyền các bệnh theo mùa như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Thường xuyên kiểm tra việc giao nhận thực phẩm

 

- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày.

- Dán nội dung, tranh ảnh tuyên truyền bệnh ở góc tuyên truyền của mỗi lớp học

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

11/2022

- Chuẩn bị phòng chống các bệnh mùa đông

- Nhắc nhở việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Phối hợp với GV các lớp phòng chống các bệnh mùa đông, tuyên truyền phụ huynh biết

- KT lưu mẫu thức ăn hằng ngày

 

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

12/2022

- Tiếp tục phòng, chống các bệnh mùa đông và các dịch bệnh khác

- Lên kế hoạch khám sức khỏe lần 2 cho trẻ, so sánh lần 1 để có biện pháp CSSK

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Phối hợp với GV các lớp phòng chống các bệnh mùa đông, tuyên truyền phụ huynh biết

- Phối hợp giáo viên, thực hiện kế hoạch

 

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

01/2023

- Theo dõi việc giao nhận thực phẩm có đảm bảo an toàn VSTP không

- Theo dõi việc lưu mẫu thức ăn.

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Thường xuyên kiểm tra việc giao nhận thực phẩm

 

- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

02/2023

- Lên kế hoạch VS trường, lớp chuẩn bị nghỉ Tết.

- Vệ sinh môi trường, đồ dùng của HS sau nghỉ Tết.

- Kiểm kê các đồ dùng, thuốc thiết yếu để đề xuất bổ sung.

- Nhắc nhở bếp ăn về thực phẩm sau nghỉ tết

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Thực hiện VS trường, lớp chuẩn bị nghỉ Tết.

- KT vệ sinh môi trường, đồ dùng của HS sau nghỉ Tết.

- Lập đề nghị bổ sug các loại thuốc thiết yếu cho trẻ và CBGVNV.

- Kiểm tra bếp ăn về thực phẩm để đảm bảo VSATTP sau nghỉ tết

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

03/2023

- Nhắc nhở nhân viên vệ sinh trường, lớp; Các điều kiện đảm bảo an toàn HS.

 - Tuyên truyền các bệnh theo mùa như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- KT vệ sinh trường, lớp; Các điều kiện đảm bảo an toàn HS

 

- Dán nội dung, tranh ảnh tuyên truyền bệnh ở góc tuyên truyền của mỗi lớp học

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

 

04/2023

- Theo dõi việc giao nhận thực phẩm có đảm bảo an toàn VSTP không

- Theo dõi việc lưu mẫu thức ăn.

- Tổng hợp số liệu chuẩn bị tính khẩu phần dinh duỡng

- Thường xuyên kiểm tra việc giao nhận thực phẩm

 

- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày

- Tính khẩu phần dinh dưỡng

 

05/2023

- Theo dõi việc lưu mẫu thức ăn.

- Chuẩn bị tổng kết công tác y tế năm học 2022-2023

- Chuẩn bị tổng VS toàn trường TK năm học 2022 -2023.

- Kiểm tra toàn bộ đồ dùng y tế cuối năm học.

- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày

- Tổng kết công tác y tế trong năm học 2022-2023. Báo cáo kết quả về phòng.

- Thực hiện tổng VS toàn trường chuẩn bị TK năm học 2022 -2023.

- Kiểm kê lại toàn bộ đồ dùng y tế cuối năm học

 

 

     Trên đây là kế hoạch y tế trường học của trường Mầm Non Hoa Phượng năm học 2022-2023

 

*Nơi nhận:                                                                                             HIỆU TRƯỞNG    

- Tập thể CBGVNV (thực hiện);

- Lưu: VP;

 

                  

                                                                      Lương Thị Tuyết Trinh